Trước đó Tiền Phong đã đăng bài viết về nội dung tài xế taxi, Grab lao đao khi phải dừng chạy vì dịch COVID-19. Tình trạng này đã làm nhiều tài xế taxi, xe công nghệ không có thu mà vẫn phải chi, trong đó nặng nhất là nợ lãi, gốc vay mua xe; với các khoản phí phải đóng hàng tháng cho hãng chủ quản như phí bộ đàm, thương hiệu, ứng dụng…
Grab và Gojek 'đốt tiền' cứu tài xế
Không có tài xế, Grab và Gojek không thể hoạt động vì vậy họ buộc phải tung hàng triệu USD cứu trợ lực lượng này.
Grab và Gojek - 2 startup ứng dụng di động lớn nhất Đông Nam Á đang đối mặt với những khó khăn tài chính do sự bùng phát của dịch Covid-19. Hiện tại cả 2 đều đang phải chi hàng triệu USD để hỗ trợ các tài xế của hãng hướng tới sự phục hồi sau đại dịch.
Nhu cầu cho các chuyến xe đã giảm mạnh với tỷ lệ 2 chữ số khiến hàng loạt tài xế của cả Grab và Gojek chật vật kiếm sống.
Amir - một tài xế xe ôm cho Gojek ở Indonesia đang gặp khó khăn khi phải trả tiền thuê nhà và anh đang cân nhắc chuyển sang nơi khác hay ăn uống thật tằn tiện.
"Giờ chi phí hàng ngày của tôi chỉ còn ở mức 30.000 rupiah (1,91 USD) - tức là chỉ bằng 1/3 so với trước khi dịch bệnh xảy ra".
Hiện tại cả SIngapore và Malaysia đều đã yêu cầu người dân ở trong nhà. Còn tại Indonesia, Tổng thống Joko Widodo cũng đã thúc giục công dân không nên ra ngoài trừ những nhu cầu thiết yếu. Thủ đô Jakarta cũng đã thắt chặt những lệnh giãn cách xã hội vào tuần trước gồm cả lệnh cấm xe ôm.
Số người gọi xe Grab cũng giảm 24% trong những tuần cuối 26/3 so với tuần từ 22-28/2. Gojek giảm 11% so với cùng giai đoạn.
Tuy nhiên thay vì giảm chi phí và sa thải nhân viên, 2 công ty này đang nỗ lực tìm mọi cách hỗ trợ tài xế.
Grab hiện đang hỗ trợ các lái xe ở Singapore bằng cách giảm giá 30% phí thuê xe cho tới 4/5. Trên khắp Đông Nam Á, công ty này đang trả lương cho những tài xế bị nhiễm Covid-19 hoặc buộc phải cách ly. Họ dự định dành 40 triệu USD cho những hỗ trợ tài chính này.
Gojek vào cuối tháng 3 đã công bố quỹ trị giá 100 tỷ rupiah, tương đương 6,38 triệu USD (phần lớn là tiền các lãnh đạo công ty đóng góp 1/4 lương hàng năm). Quỹ này sẽ hỗ trợ các tài xế trong khu vực với những vấn đề như chăm sóc y tế và hàng hoá.
Công ty có trụ sở tại Indonesia nói vào ngày 7/4 rằng họ sẽ tung ra 1 triệu voucher mỗi tuần, mỗi voucher trị giá 5000 rupiah cho các tài xế ở Jakarta để sử dụng tại các nhà hàng mà công ty đang hợp tác.
Grab và Gojek đang nỗ lực hỗ trợ tài xế bởi đây là lực lượng nòng cốt của họ.
Gojek và Grab đang gặp rủi ro có thể mất các tài xế nếu như những người này không nhận được hỗ trợ cần thiết để vượt qua khó khăn vì dịch bệnh. Trên thực tế, nếu không có tài xế, công ty sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng như mong đợi.
Tại Singapore và một vài nơi khác, Grab đã cho các tài xế của họ thuê xe. Nếu những tài xế này không làm nữa, công ty có thể phải gánh đội xe là tài sản không hề tạo ra thu nhập.
Một yếu tố khác đóng vai trò quan trọng là áp lực xã hội. Gojek hiện tuyển dụng 2 triệu tài xế trong khu vực trong khi con số của Grab cũng lên tới vài triệu người.
Cả 2 công ty đều đã xây dựng được tên tuổi như là những nhà tuyển dụng lớn bậc nhất, tạo ra việc làm cho nhiều người. Những lao động trong ngành này vốn đã bấp bênh từ trước kh dịch bệnh bùng phát. Cả Grab và Gojek đều không thể quay lưng lại với tài xế thời điểm này.
Cả Grab và Gojek đều không tiết lộ tình hình tài chính nhưng do vẫn đang trong giai đoạn "đốt tiền" nên việc đạt lợi nhuận là vô cùng khó khăn. Ngoài ra những chi phí bổ sung như với đại dịch lần này lại càng làm ngân sách cạn kiệt.
2 startup này đều được xem là những "siêu kỳ lân" trị giá hơn 10 tỷ USD. Năm ngoái, Grab huy động 2,1 tỷ USD từ các nhà đầu tư như Softbank của Nhật Bản. Gojek đã mang về 1,6 tỷ USD từ các nhà đầu tư gồm cả công ty mẹ Google là Alphabet.
Tất cả những điều đó khiến cả Grab và Gojek thành những startup hàng đầu Đông Nam Á về phương diện gọi vốn. Tuy nhiên, khủng hoảng lần này đã làm xáo trộn mọi thứ. Sau một vài bế bối mà điển hình là WeWork, Softbank đã quyết định đóng băng các khoản đầu tư.
Với những hoài nghi về triển vọng tăng trưởng của Grab và Gojek, các cơ hội để huy động vốn mới có thể sẽ khó khăn hơn nữa.
Món quà “tiếp sức" tài xế Grab mùa dịch - Hơn cả lương thực, đó là sự tử tế của lòng người
Ngày 12/04 vừa qua, bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam, cùng đội ngũ lãnh đạo Grab đã có mặt tại các cửa hàng Co.op Food từ sớm, soạn và xếp gọn các túi gạo, những thùng mì ăn liền, chuẩn bị trao tận tay đến tận tay các các tài có hoàn cảnh thực sự khó khăn và có hoạt động tích cực trên nền tảng.
"Bằng sự hỗ trợ về lương thực, Grab mong có thể tiếp sức cho các đối tác tài xế bằng những bữa cơm no ấm, qua đó phần nào giúp họ cất bớt những gánh nặng, âu lo trong thời gian khó khăn này", bà Hải Vân cho biết.
Bà Hoàng Thị Bích Hà - Giám đốc Bộ phận 2 bánh Grab Việt Nam đã gửi tặng phần lương thực "tiếp sức" cho các tài xế tại cửa hàng Co.op Food Quận 1. Nhiều tài xế đeo khẩu trang, xếp hàng và giữ khoảng cách 2m an toàn trong khi chờ đợi những món quà đến tay.
Tại "đầu cầu" Quận 4, các đối tác tài xế GrabCar cũng đã có mặt từ sớm để nhận gạo và mì từ ông Jack Nguyễn - Giám đốc Bộ phận 4 bánh Grab Việt Nam.
Gạo và mì gói được cột kỹ vào "con xế", tiếp thêm một chút ấm áp, một chút sức lực cho các bác tài thêm vững tay lái.
Chú Nguyễn Thành Bắc (60 tuổi, TP. HCM) là một trong những tài xế có mặt sớm nhất tại điểm Co.op Food Quận 1. Kể về mùa dịch với những cuốc xe vơi dần, chú chỉ cười hiền rồi bảo: "Chú chạy Grab từ những ngày đầu, chẳng nhớ 4 hay 5 năm rồi. Mùa này khó, nên được hỗ trợ thêm lương thực là quý lắm, đỡ được phần nào hay phần đó. Chú cố gắng chạy, được cuốc nào hay cuốc đó con à".
Có bác tài cùng vợ đến nhận quà, niềm vui như được nhân đôi qua ánh mắt hạnh phúc của họ. Đối với các tài xế có hoàn cảnh khó khăn, lương thực chính sự hỗ trợ và động viên thiết thực nhất để vượt qua mùa dịch này.
Hoạt động trao tặng gần 80 tấn gạo và 8.000 thùng mì ăn liền thuộc chương trình "Cùng Grab chung tay - Vững vàng vượt khó", với kinh phí trích từ khoản ngân sách 70 tỷ đồng mà Grab đã cam kết để chung tay cùng Chính phủ, đối tác và cộng đồng phòng chống dịch.
Với sự đồng hành của hệ thống cửa hàng thực phẩm Co.op Food, hoạt động đang tiếp tục diễn ra tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ trước khi được lan toả đến các tỉnh, thành phố khác. Hy vọng những túi gạo, thùng mì trao đi sẽ không chỉ là sự san sẻ về mặt vật chất, mà còn xoa dịu phần nào nỗi lo để các bác tài vượt qua mùa dịch.
Grab tặng gần 80 tấn gạo hỗ trợ tài xế vượt dịch Covid-19
Đây là một trong những hoạt động thuộc chương trình “Cùng Grab chung tay - Vững vàng vượt khó” nhằm hỗ trợ các đối tác tài xế và cộng đồng trong mùa dịch Covid-19, với kinh phí trích từ nguồn ngân sách 70 tỉ đồng mà Grab đã cam kết để chung tay cùng Chính phủ, đối tác và cộng đồng phòng chống dịch.
Theo đó, từ hôm nay số gạo và mì gói này sẽ bắt đầu được trao đến các đối tác Grab tại Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ trước khi tiếp tục triển khai đến các tỉnh, thành phố khác. Hệ thống cửa hàng thực phẩm an toàn - tiện lợi - tươi ngon Co.op Food là đơn vị đồng hành cùng Grab trong hoạt động trao tặng này.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam cho biết: “Một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là chăm lo cho cộng đồng đối tác tài xế - những người đang chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 gây ra. Bằng sự hỗ trợ về lương thực, Grab mong có thể tiếp sức cho các đối tác tài xế bằng những bữa cơm no ấm, qua đó phần nào giúp họ cất bớt những gánh nặng, âu lo trong thời gian khó khăn này".
Nhằm đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của các đối tác tài xế trong thời điểm đang thực hiện giãn cách xã hội, Grab sẽ gửi tin nhắn trên ứng dụng thông báo về khung thời gian và địa điểm cụ thể cho từng đối tác tài xế, đồng thời hướng dẫn đối tác đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đảm bảo khoảng cách an toàn 2 m trong quá trình nhận quà.
Bên cạnh các hỗ trợ cho đối tác, Grab cũng đã liên tục triển khai nhiều sáng kiến, giải pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người dân trong mùa dịch, điển hình như phương thức Giao hàng gián tiếp cho dịch vụ GrabFood, ra mắt GrabMart tại Hà Nội và TP.HCM, đẩy mạnh triển khai dịch vụ mua hộ hàng hóa GrabAssistant…
Ý kiến bạn đọc
Công ty Công Ty GỌI TAXI NHANH SÀI GÒN-TPHCM được thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2022, với tên gọi ban đầu là TẬP ĐOÀN GRAB BÌNH DƯƠNG, chuyên vận tải, vận chuyển người và hàng hóa từ Nam ra Bắc, đặc...
Xem chi tiết