Đề xuất giảm lệ phí trước bạ, ưu đãi thuế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa xây dựng Dự thảo Nghị Quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trình Chính phủ thông qua.
Đáng chú ý, Dự thảo Nghị Quyết của Chính phủ có đoạn: Chính phủ "cho phép giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước”. Về lâu dài Chính phủ “xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành ôtô nội".
Trong vòng hai năm qua, Bộ Công Thương đã nhiều lần đề nghị không áp dụng thuế này đối với phần giá trị gia tăng tạo ra của ôtô sản xuất lắp ráp trong nước.
Bộ Tài chính cũng đã đưa ra đề xuất tương tự, khi đề cập tới việc sửa Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, đối với mặt hàng ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, sản xuất trong nước, để khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm.
Giá xe có thể giảm đến mức nào?
Nếu được Chính phủ thông qua và lệ phí trước bạ ôtô được giảm 50%, đến hết năm 2020 khách hàng mua xe sản xuất, lắp ráp trong nước phân khúc bình dân sẽ tiết kiệm được từ 15-80 triệu đồng và xe sang từ 70-250 triệu đồng.
Nếu ôtô thuộc diện mặt hàng gặp khó khăn trong tiêu thụ, sẽ được giảm 50% thuế giá trị gia tăng. Xe sản xuất lắp ráp trong nước phân khúc bình dân sẽ được giảm khoảng từ 15-70 triệu đồng, xe hạng sang có thể được được giảm 60-210 triệu đồng.
Trường hợp được hưởng ưu đãi cả hai loại thuế, phí này khi mua xe sản xuất lắp ráp trong nước đến hết năm 2020, khách hàng có thể tiết kiệm được khoản tiền từ 30-450 triệu đồng, tùy từng sản phẩm.
Tuy nhiên để áp dụng, trước hết các cơ quan chức năng và doanh nghiệp ôtô phải thống nhất được các tiêu chí đánh giá về tỷ lệ nội địa hóa.
Tỷ lệ này phải được công bố với từng mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước và được các cơ quan chức năng chấp nhận nên sẽ mất thời gian khá dài.
Dù vậy, nếu hết năm 2020, ưu đãi về lệ phí trước bạ và thuế giá trị gia tăng không còn nữa, thì xe sản xuất lắp ráp trong nước vẫn hy vọng sẽ nhận được ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt kéo dài trong thời gian 5 năm. Khi đó, những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa cao, sẽ có điều kiện giảm giá mạnh.
Báo cáo sơ bộ của Tổng cục hải quan cũng cho thấy, trong tháng 3, lượng xe nhập về Việt Nam đạt hơn 8.000 chiếc, giảm hơn 2.000 chiếc so với tháng trước. Tổng lượng xe nhập về Việt Nam 3 tháng qua ước đạt hơn 23.000 chiếc, giảm hơn 17.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước (43%).
Vừa qua, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, các nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam lần lượt tạm dừng hoạt động để phòng chống nguy cơ lây lan dịch bệnh.
PHAN ANHNguồn tin: https://laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Công ty Công Ty GỌI TAXI NHANH SÀI GÒN-TPHCM được thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2022, với tên gọi ban đầu là TẬP ĐOÀN GRAB BÌNH DƯƠNG, chuyên vận tải, vận chuyển người và hàng hóa từ Nam ra Bắc, đặc...
Xem chi tiết